SEO Offpage – Tối ưu ngoài website để có thứ hạng cao trên Google

Nội dung chất lượng là điều kiện cần không thể thiếu, và seo offpage chính là điều kiện đủ để có được thứ hạng cao ổn định.

Seo offpage là chiến lược xây dựng liên kết chặt chẽ, xây dựng thương hiệu, mạng xã hội, tương tác với người dùng… Trong đó, chiến lược xây dựng backlink liên kết chất lượng cao được cộng đồng SEO Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trên thực tế, chúng ta biết rằng để có được một website có thứ hạng cao trên Google thì việc xây dựng liên kết phải chặt chẽ.

Qua bài viết này, bạn có thể hiểu được như thế nào là SEO offpage và làm thế nào để xây dựng được backlink chất lượng cao cho website, từ đó website sẽ đạt được thứ hạng cao nhất cho các từ khóa mục tiêu.

SEO Offpage – Tối ưu ngoài website để có thứ hạng cao trên Google

Backlink là gì?

  • Backlink là một liên kết ( đường link URL ) mà một Website khác trỏ về trang web của bạn. Nó là cầu nối giữa website khác với trang web của bạn. Ví dụ có một trang web B có đường link dẫn đến trang web A thì khi con bọ tìm kiếm của Google tìm vào web B đó, nó cũng sẽ đi theo liên kết đó mà tìm đến site A của bạn.

Các dạng backlink:

  • Anchor Text là gì?  Anchor Text là một đoạn văn bản dạng text có chứa đường link (liên kết) dẫn đến một trang trên website của bạn hay một website bên ngoài nhằm điều hướng người dùng tới các trang web đó.
  • Các dạng anchor text backlink:
    • Anchor Text chứa tên thương hiệu: Anchor Text sẽ chứa các từ thương hiệu hoặc từ khóa + thương hiệu. ví dụ: trung nguyên, cà phê trung nguyên…
    • Anchor Text là hình ảnh: liên kết sẽ về website khi khách nhấp vào hình ảnh, ảnh gồm có thuộc tính ALT (mô tả ảnh).
    • Anchor Text chính xác: Anchor text chỉ chứa từ khóa SEO. (Tuy nhiên khi sử dụng loại Anchor Text này cần cẩn thật, nếu không dễ bị đánh dấu là spam).
    • Anchor Text là đường dẫn URL (Naked link anchors): Có nghĩa là bạn sẽ copy nguyên đường dẫn URL từ trang có liên quan hoặc trang mà bạn cần SEO lên top và đặt vào trong bài viết. Người dùng có thể trực tiếp nhìn thấy link và nhấp vào.
    • Anchor Text có một phần chứa từ khóa: anchor text loại này gồm các dạng như: chứa 1 phần từ khóa; từ khóa thêm tiền tố, hậu tố hoặc ở giữa; từ liên quan đến từ khóa.
    • Anchor Text chung (Generic anchors): là những từ không cụ thể là một từ khóa gì hay ngách lĩnh vực gì mà đa dạng hóa kiểu tự nhiên như một lời mời kêu gọi bạn click vào để link dẫn tới một trang web có nội dung phù hợp. Công dụng của dạng này là giúp bạn đa dạng hóa backlink để google đánh giá trang web của bạn có các liên kết đến tự nhiên hơn. Ví dụ: Bấm vào đây, Tại đây, Xem thêm, Tìm hiểu thêm, Thông tin chi tiết ở đây, Nguồn, Xem nguồn, Chi tiết…
  • Sử dụng Anchor Text hiệu quả:
    • Đa dạng Anchor Text: Việc sử dụng da dạng Anchor Text cho một web SEO sẽ hạn chế rủi ro thuật toán Penguin cũng như giúp bạn SEO được nhiều từ khóa cho website đó.
    • Sự liên quan: Các Anchor Text cần có có ngữ cảnh liên quan đến trang mà bạn đang viết và trang đích được trỏ đến.
    • Chứa từ khóa: Hệ thống Anchor Text của bạn không những phải đa dạng mà nên chứa từ khóa chính (từ khóa này cũng cần đa dạng để không bị cho là spam), vì vừa có thể giúp google hiểu được nội dung của bài viết hay website của bạn, vừa giúp định hình những từ khóa mà bạn cần SEO lên top.
    • Đối với trang web được trỏ đến: Trong quá trình xây dựng backlink cần tránh liên kết đến những trang web độc hại, spam vì có thể làm hỏng liên kết trong Anchor Text. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa đang SEO.
    • Đa dạng loại Anchor Text: Khi thì là text, khi thì hình ảnh.
    • Hạn chế sử dụng Anchor Text là từ khóa chính xác từ những trang không chất lượng hoặc không quản lý được.

Tầm quan trọng của Backlink.

  • Trong nghề seo thường có câu châm ngôn rằng “Content is King, Backlink is Queen”. Và nếu là một người chịu khó quan sát, cập nhật thông tin về lĩnh vực SEO thì mình cũng chắc rằng nhất là thời gian gần đây, thường sẽ hay nghe vô số lời tuyên bố, khẳng định rằng “Backlink hết thời rồi, ngày tàn của backlink đã/sắp đến..v.v..“ . Vậy những tuyên bố này đúng hay sai ? Và cái châm ngôn “Nội dung là vua còn Liên kết là hậu” kia có còn chính xác không ?
  • Câu trả lời là cả 2 yếu tố này đều quan trọng và bổ trợ cho nhau. Nếu bạn xậy dựng chắc chắn là xây dựng nội dung, cố gắng dùng kỹ năng viết lách của bản thân, thuê ngoài (nếu trong khả năng) và tăng cường bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể tạo ra những nội dung chất lượng. Và dĩ nhiên bên cạnh đó,cũng sẽ có những chiến thuật tạo backlinks phù hợp để quảng bá đi những nội dung chất mà mình đã đầu tư.
  • Brian Dean – Người sáng lập Backlinko đã tiến hành một chiến dịch phân tích 1 triệu kết quả Google Search và đã cập nhật bảng thống kê mới nhất vào ngày 26/01/2016, giới SEO ai cũng biết khoảng thời gian này Google đã update thuật toán Panda 4.0 và có rất nhiều lời bàn tán các kiểu xung quanh việc thứ hạng từ khóa thay đổi đột ngột do Google cập nhật Penguin. Và một số người làm SEO, từ đây lại càng thêm niềm tin mạnh mẽ rằng “Backlink đã hết thời” . và kết quản phân tích cho thấy rằng số lượng Referring Page và Domain liên kết đến site bạn, hay nói dễ hiểu là số lượng và chất lượng của Backlinks vẫn luôn là một yếu tố cực kì thiết yếu và quan trọng để giúp bạn có được thứ hạng cao.
  • Với định nghĩa Backlink như đã trình bày ở trên, thì có thể nói các yếu tố như : liên kết từ website khác trỏ về trang của mình, là đường dẫn, cầu nối của bọ tìm kiếm Google tìm về site mình thì chắc chắn rằng, ở thời điểm hiện tại, việc đi backlinks, tạo ra những backlinks thật sự chất lượng để được Google đánh giá, không bị xem là spam là không hề dễ dàng.
  • Tầm quan trọng của Backlink thì như mình đã nói, bạn có 1 website nội dung chất lượng, giống như bạn đang là một ứng cử viên sáng giá cho một cuộc bầu chọn nào đó. Khi ấy, backlinks sẽ là những phiếu bầu, giúp cho bạn vươn lên vị trí top cần đạt. Vì vậy dựa vào số lượng và chất lượng các website khác đánh giá site của bạn thông qua các liên kết trỏ về, Google sẽ đánh giá xem site bạn đủ điều kiện để có thứ hạng cao hay không.

Phân biệt Backlink DOFOLLOW và NOFOLLOW:

  • Backlink Nofollow là một thuộc tính HTML sử dụng thẻ Meta #rel do Matt Cutts người đứng đầu nhóm Webspam của Google và Jason Shellen của Blogger.com giới thiệu vào 18-01-2005.
    • Bình thường, trên một trang khi bạn có một liên kết từ website khác trỏ về site của bạn, các con bọ tìm kiếm Google sẽ dò từ trên xuống và khi xuất hiện liên kết và liên kết đó không gắn thẻ Nofollow, nó sẽ lần theo đó tìm đến website của bạn.
    • ví dụ: <a href=” http://quantriwebviet.com/” rel=”nofollow”>dịch vụ quản trị website</a>
  • Backlink Dofollow là thuộc tính ý thông báo cho phép bọ tìm kiếm truy cập và dò tìm nội dung vào trang của bạn, từ đó sẽ crawl (dò quét) hết các liên kết khác mà bạn khéo léo đặt trên site (Internal Link), điều này là rất tốt để gia tăng uy tín, chất lượng cho website của bạn với đánh giá của Google.
  • Lưu ý:
    • Nếu bạn kiểm tra link và thấy rằng liên kết đó không có thẻ rel=”dofollow” thì đừng hiểu nhầm đó là liên kết Nofollow, mặc định khi không gán vào thuộc tính rel=”dofollow” hay rel=”nofollow” thì đó được xem là liên kết Dofollow.
    • Tuy rằng thuộc tính Nofollow khiến cho bọ tìm kiếm bỏ qua và không truy cập theo liên kết đó, nhưng nó là ra đời là có lý do. Thứ nhất, bạn không thể nào hoàn toàn dùng Dofollow, điều này gây mất tự nhiên khiến Google nghĩ rằng bạn đang cố gắng spam link cho website tăng thứ hạng. Thứ hai, các liên kết Nofollow bạn khéo léo sử dụng sẽ giúp bọ tìm kiếm bỏ qua các trang có nội dung không cần thiết trong site và giúp con bọ có thể tập trung tìm kiếm nhưng nội dung chính, chất lượng trong site của bạn.
    • Về thuộc tính Dofollow, nó sẽ giúp khai báo với bọ tìm kiếm SE rằng liên kết này có uy tín và giá trị tham khảo cao. Bạn nên khéo léo dùng nó cho các Internal Link liên kết đến các bài viết có nội dung liên quan trong site sẽ rất tốt cho SEO.
    • Mặc dù Nofollow không cho bọ tìm kiếm tìm đến site bạn nhưng nó vẫn giúp bạn có được nguồn Traffic từ bên ngoài vào khá tốt nếu bạn khéo léo sử dụng vì những trang nofollow thường là những trang lớn có uy tín. Và ở Google Search Console vẫn cập nhật backlink cho Nofollow Backlink chứ không phải không tính nó là Backlink nên bạn đừng nghĩ Nofollow là vô dụng nhé.
    • Theo những tài liệu nước ngoài mình nghiên cứu, tỷ lệ Do-No khá ổn đó là 7 Do : 3 No. Cái này bạn làm thật tự nhiên thôi.
  • Cách kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow.
    • Check thủ công: click chuột phải vào liên kết cần kiểm tra, chọn Inspect (kiểm tra) là sẽ thấy hiện ra kiểu đường dẫn là nofollow hoặc dofollow.

Cách kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow

      • Kiểm tra bằng công cụ: cài addon seoquake trên chrome hoặc fifox, sau khi cài xong bạn tích chọn highlight no-followCách kiểm tra liên kết là nofollow hay dofollow

link tải: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=vi .

khi liên kết là nofollow thì gạch ngang qua chữ

Các mô hình xây dựng liên kết (backlink):

  • Mô hình Link Wheel (bánh xe):

Mô hình Link Wheel (bánh xe)

+ Wheel là bánh xe, mô hình link wheel là mô hình xây dựng backlink dạng bánh xe, các website sẽ link tới nhau theo một vòng tròn lặp và chúng link về trang chính, đây là một mô hình khá hay và đạt hiệu quả cao, tuy nhiên sẽ có 1 số vấn đề như:

+ Mô hình này rất dễ rơi vào thuật toán của Google, các seoer lớn ở Việt Nam đã từng dính “sập cả giàn” nếu trong vòng liên kết có 1 website kém chất lượng, spam vì rất dễ lần ra các website khác trong vòng tròn

+ Tất cả các nội dung phải tốt, chất lượng, vì nếu không nó có thể ảnh hưởng tới ít nhất 2 trang khác trong wheel

+ Tuy nhiên, mô hình này đạt hiệu quả nhanh và tốt, có thể sử dụng nếu các bạn chịu khó chăm chút chúng, không copy nội dung bừa bãi.

  • Mô hình Link Pyramid (kim tự tháp):

Mô hình Link Pyramid (kim tự tháp)

+ Link Pyramid là mô hình link kim tự tháp, mô hình này có thể đạt được sức mạnh tốt, được nhiều người sử dụng và cực kì bền vững, tuy nhiên vì xây dựng hệ thống này mất rất nhiều thời gian và công sức, cho nên chúng thường được các công ty lớn chọn và làm trong thời gian dài !

+ Ưu điểm của loại mô hình này là tập hợp nhiều tầng vệ tinh, tránh né được các thuật toán của Google và chúng có thể giúp trang đích lên rất tốt, các tầng các nhánh tách biệt và nếu chúng bị phạt thì thường không ảnh hưởng lớn tới toàn hệ thống !

 

Tầng 1: Đây là tầng cao nhất, nghĩa nó chính là website đích mà bạn cần tăng thứ hạng thông qua chiến thuật xây dựng backlink này. Tại tầng cao nhất này sẽ nhận link từ những link chất lượng nhất tại các web vệ tinh và link tại tầng này chỉ nhận link ở tầng thứ 2.

Tầng 2: Đây là tầng mà bạn sẽ dễ thở hơn chút bởi nội dung không quá cầu kỳ và backlink trỏ về tầng 2 cũng không cần quá sạch. tại tầng này bạn có thể đăng tải thông tin từ các web riêng của bạn hoặc các web 2.0 cho phép đăng tải thông tin có kèm backlink có thứ hạng cao như Youtube, Blogspot, WordPress và các mạng xã hội như facebook, g+….

Tầng 3: Tầng này được hiểu như là các website, diễn đàn mà bạn không được quản lý mà bạn chỉ được đăng bài để xây dựng backlink như các diễn đàn có chất lượng cao chứa backlink dofollow, và các diễn đàn hoặc website  .EDU, .GOV. ..

Tầng 4: Đây là tầng cuối cùng cũng như tầng thấp nhất, ở tầng này nội dung có thể nội dung không cần phải quá chất lượng khoảng 20% hoặc có thể sao chép. Tầng này có thể đi những diễn đàn, blog, rss feed submits (lấy nội dung tự động)…

 

  • Mô hình link Star (ngôi sao):

Mô hình link Star (ngôi sao):

Mô hình này là một trong những mô hình phổ thông nhất, dành cho các từ khóa không quá khó, ngoài ra còn phù hợp cho các chiến lược  SEO ngắn hạn, tiết kiệm thời gian, từ khóa lên nhanh, tuy nhiên các liên kết dễ dàng bị đứt gãy và chúng thường không bền vững do các bạn xây dựng trực tiếp nên dễ bị ảnh hưởng đến trang chính.

Chỉ số Domain Authority (DA) và Page Authority (PA):

  • Chỉ số Domain Authority (DA) và Page Authority (PA) là một chỉ số do SEOMoz (Moz.com) đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và độ mạnh của một tên miền hay một Website. PA (Page Authority) chỉ tính cho một trang cụ thể (webpage), còn DA (Domain Authority) thì tính cho toàn bộ website.
  • Các yếu tố chính để xác định giá trị DA của một Website:

+ Domain Age – Tuổi của Domain: Tuổi của Domain là thời gian tính từ ngày bạn khởi tạo Domain cho đến thời điểm hiện tại. Tuổi của Domain càng cao thì Search Engine càng đánh giá cao, tin tưởng và có tác động tích cực đến chỉ số DA.

+ Domain Popularity – Độ phổ biến của Domain: Về tính chất này thì bạn nhớ lại phần Backlink khi nãy đã trình bày  một chút, số lượng và chất lượng backlink nói lên được độ phổ biến của một website. Và dĩ nhiên nếu lượng backlinks của bạn nhiều và đến từ nhiều domain uy tín thì cực kì tốt. Sẽ tốt hơn là lượng backlink hùng hậu mà rất nhiều trong số đó chỉ đến từ một vài domain.

+ Domain Size – Độ quy mô của Domain: Nói dễ hiểu thì nếu website của bạn càng lớn, nghĩa là có nhiều page được Google index thì DA sẽ càng được cải thiện và “size” của domain cũng tốt hơn. Và nếu trong website của bạn có sự lồng ghép Internal Link khéo léo thì sẽ tác động tốt đến quy mô “Domain Size”. Muốn được như vậy thì không gì khác ngoài việc cố gắng đầu tư tạo ra nội dung thật chất lượng và đa dạng cho trang web của bạn.

Những tiêu chí của một Liên kết chất lượng: những tiêu chí giúp bạn xây dựng hệ thống backlink chất lượng an toàn.

  • Trang nguồn được index: mỗi một liên kết đều có trang nguồn và trang đích. Giả sử bạn tạo backlink trên trang khác về trang của mình nhưng trang bạn tạo chưa được bọ google index và không nằm trong dữ liệu của Google thì liên kết bạn tạo để trỏ về site bạn là hoàn toàn vô nghĩa.
  • chỉ số Domain Authority (DA) và Page Authority (PA) của trang nguồn cao: bạn hãy chọn những trang có chỉ số DA, PA khoảng từ 15 trở lên để có giá trị tốt.
  • Số lượng link trên trang nguồn:
    • Khi muốn đặt Backlink ở trang web nào, bạn cũng cần xem site đó có thuộc diện sẽ bị Google không thích và đánh spam không. Hiện nay có rất nhiều trang web bán link, đặt text link số lượng khủng. Mà điều này là Google cực ghét. Bạn sẽ dễ dàng gặp các tin tức về sau đợt Google cập nhật Penguin gì đấy là mấy site này die sạch, dĩ nhiên là site bạn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng theo.
    • Số link trên trang nguồn nghĩa là External Link (liên kết ra ngoài). Khi một site mà có những mấy chục liên kết truyền đến các site khác ngay tại trang chủ thì giá trị của site đó sẽ giảm rất nhiều và thường những trang này sẽ bị google để ý và đánh giá xấu. Vì vậy, hãy chọn những website mà có link nguồn trỏ liên kết đến các site khác nhỏ hơn 5 liên kết là phù hợp.
    • Để kiểm tra cái này các bạn có thể dùng addon seoquake những liên kết trỏ ra ngoài (External Link)
  • Nội dung liên quan:
    • Nội dung và chủ đề của trang nguồn thì phải liên quan đến lĩnh vực của website bạn (Gọi là Context – Ngữ cảnh, Bối cảnh). Đây là điều mà Google quan tâm nhất và cũng là điểm cần lưu ý nhất cho xu hướng SEO hiện nay.
    • Bạn thử search sẽ thấy có rất nhiều trang web .edu.vn , .gov.vn là web tên miền về giáo dục, chính phủ nhưng lại có rất nhiều backlink trỏ về các site như : thuốc tăng cân, nhà đẹp quận 5, nâng mũi giá rẻ..v.v… . Nó hoàn toàn không có nội dung liên quan đến site của bạn. điều này sẽ khiến google thấy được sự thiếu tự nhiên trong liên kết và những liên kết trên trang không liên quan sẽ không có giá trị cao bằng liên kết trên trang cùng ngành nghề.
    • Vì vậy bạn hãy tìm những nguồn website để tạo backlinks phù hợp, cùng lĩnh vực với website của bạn.

Những thuật toán đánh giá Website của Google.

  • thuật toán Penguin (chim cánh cụt):thuật toán Penguin (chim cánh cụt)
    • Penguin là thuật toán tập trung đánh vào các website có những hành vi thực hiện kỹ thuật SEO trái với nguyên tắc của Google, gây spam để tăng thứ hạng cấp tốc. Bao gồm cả mặt Onpage và Offpage.
    • Nếu bạn thấy từ khóa đang lên hoặc ở top mà không ổn định (Dance), bị tụt hạng bất chợt và nhanh chóng thì bạn đã dính án phạt Penguin của Google.
    • Sau đây là một số lý do khiến website của bạn dễ bị dính phạt Penguin:

+ Tối ưu hóa quá mức.

+ Nhồi nhét từ khóa (Keyword stuffing)

+ nhồi nhét link quá nhiều.

+ mua liên kết, text link (Paid links).

+ Link từ những trang spam.

+ Các yếu tố từ Onpage như : Spam từ khóa trong nội dung, Ẩn text, Spinning (xáo nội dung), Chất lượng nội dung thấp, copy.

    • Thuật toán này sẽ tự động phát hiện và xử phạt các trang web có các hành vi spam trên, đồng thời giảm thứ hạng của trang (page) vi phạm này trên site.
    • (Trước đây, Penguin sẽ phạt và giảm thứ hạng của toàn bộ các trang web trên site vi phạm. Tuy nhiên từ bản cập nhật mới nhất Penguin Real-time 2016, thuật toán này sẽ chỉ giảm thứ hạng của những page trên site vi phạm quy định, thay vì toàn bộ webiste)
  • Cách phòng tránh án phạt Penguin : khi đã biết được những hành động trên sẽ khiến site bạn dính Penguin thì bạn cần phòng tránh bằng cách khắc phục :

+ Hãy bắt đầu công việc kiểm tra backlink từ những trang có dấu hiệu tụt Top

+ Đầu tư xây dựng nội dung chính thống cho website.

+ Có nguồn backlinks đa dạng, tăng độ phủ domain, backlink tăng trưởng đều, không bơm link để tăng hàng loạt backlinks trong thời gian ngắn.

+ Hạn chế tối đa hoặc không dùng đến dịch vụ mua bán link.

+ Kiểm tra xem lượng link trỏ về những trang đó có tự nhiên không (% anchor text được sử dụng, % link nof/dof ,…)

+ Nếu phát hiện các liên kết không tự nhiên, hãy ngay lập tức nofollow chúng

+ Disavow trên Google Search Console nếu không thể nofollow chúng. Link: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main.

  • Bản cập nhật Penguin Real-time:

Bản cập nhật Penguin Real-time

  • Tính năng realtime:

+ Nếu như trước đây, các trang web vi phạm quy định của Google về backlink sẽ được Penguin đưa vào một danh sách xem xét, và sau đó được “xét xử” định kỳ cùng một lúc. Tuy nhiên, sau bản cập nhật này, dữ liệu của Penguin được làm mới liên tục và ngay lập tức. Tức là website bạn sẽ bị phạt nhanh hơn, và cũng đồng thời thoát phạt nhanh hơn.

  • Án phạt Penguin giờ được áp dụng cho từng trang (page) trên site:

+ Khác với trước đây, nếu một website bị Penguin phạt, toàn bộ các trang trên site đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị cấm index (de-index). Phiên bản Penguin real-time sẽ chỉ phạt các trang trên site có dấu hiệu sắp đặt liên kết rõ rệt (backlink về những trang này không tự nhiên).

+ Các trang bị Penguin phạt sẽ bị giảm thứ hạng trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google, trong khi các trang khác trên website vẫn có thể “bình yên vô sự” nếu không có backlink spam nào trỏ về chúng.

  • Thuật toán Panda:
    • Nếu như Penguin là thuật toán trừng phạt những website có hành vi spam liên kết, tối ưu quá mức Onpage lẫn Offpage thì Panda là thuật toán chuyên về nội dung, loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website kém chất lượng.
    • Với sứ mệnh của Google là hướng đến giá trị cho người dùng thì Google Panda ngày càng được cải tiến và dĩ nhiên chỉ những website thật sự đầu tư về nội dung hướng đến người dùng mới có thể tồn tại và có thứ hạng cao.
  • Những lỗi dính phạt Google Panda:

+ Website bị trùng lặp nội dung:

  • Google rất ghét điều này, có lẽ các kỹ sư google đã quá ức chế nhiều khi thấy nội dung rác trên website mà vẫn được xếp thứ hạng cao. Cho nên website nào mà dính lỗi này, không update nội dung mới cho web, phạt ở mức độ nhẹ, trừ khi website vi phạm có hệ thống thì google sẽ đẩy web của bạn ra khỏi TOP. Mặt khác google cũng nhận thấy rằng việc trùng lặp nội dung có thể do là vô tình từ khi website sinh ra nên google tạo ra một mục thông báo trùng lặp nội dung trong google webmaster kiểm tra bằng cách vào giao diện tìm kiếm > Cải tiến HTML
  • Nội dung trùng có nhiều dạng:

* URL khác nhau nhưng cùng 1 nội dung: hiện tượng này xảy khi website sử dụng 2 domain trỏ về một nội dung hay nhân bản các bài viết ra thành nhiều bài.

* Trùng lặp title và description : Toàn website sử dụng một thẻ title và meta description, lỗi này khá nghiêm trọng, đã phần các website bị lỗi này thường ít được xuất hiện trên google

* Nội dung sao chép từ các website khác: Cái này thì cũng ok thôi, nhưng google sẽ đánh giá các yếu tố người dùng và tính lượng chỉ số chất lượng của nội dung website. Với lỗi này bạn sẽ rất khó khăn để lên top với từ khóa có độ cạnh tranh trung bình. Chú ý Google sẽ tính cả tỷ lệ giữa nội dung gốc (độc) của bạn so với nội dung copy trong website và đánh giá chất lượng của website.

+ Nội dung ít văn bản:

  • Hiện google vẫn chưa xác định được nhiều trong nội dung trong hình ảnh, chủ yếu xác định nội dung qua hai thẻ atl và title hình ảnh. Google dựa vào phần lớn nội dung trên website của bạn để xác định thông tin. Nên trong một URL phải có nội dung có độ dài từ 600 đến 1000 từ là rất tốt cho google thu thập thông tin.
  • Mặc khác với nội dung dài và sâu sắc, khách hàng cũng sẽ có thời gian lâu trên website và có được sự ấn tượng của khác hàng đối với website. Ngược lại nếu website ít thông tin sẽ sinh ra tỷ lệ thoát cao và và Google Bot sẽ bị bỏ đói.

 

  • Nội dung dài là một yếu tố quan trọng để xác định chất lượng của website nên đây là điều kiện bắt buộc cho các SEOer phải có kỹ năng viết bài tốt. Tương lai thì có thể google cũng sẽ hiểu được hình ảnh hơn nhưng sẽ không bao giờ có thể hiểu như con người.

+  Mật độ từ khóa quá cao:

  • Kỹ thuật nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong nội dung như title, description bây giờ ít sử dụng nhưng spam từ khóa trong nội dung thì vẫn phổ biến khi các SEOer mới vào nghề.
  • Trong các yếu tố để Google xác định chất lượng nội dung thì google quan trọng là có chứa từ khóa nhưng không quan trọng mật độ từ khóa, google sẽ dựa vào các yếu tố người dùng hơn. Lời khuyên của mình là từ khóa sẽ có ở 3 vị trí : tiêu đề, đoạn đầu, nội dung.
  • Với kỹ thuật spam từ khóa bạn cũng có thể đạt được những thứ hạng cao, nhưng sẽ không bao giờ ổn định được lâu. Google Panda và Penguin sẽ như cảnh sát tuần tra và sớm muộn gì cũng phát hiện ra bạn spam.

+  Nhiều nội dung kém chất lượng so với nội dung gốc:

  • Như mình đã trình bày ở trên, chỉ cần website có chứa nội dung không chất lượng, sơ xài là có thể ảnh hưởng đến toàn bộ website. Điều này đã làm nhiều SEOer lo ngại vì website có hàng nghìn bài viết thì không thể tránh được nội dung xấu. Riêng mình thấy google xử phạt cũng rất công minh, trường hợp vơ đũa cả nắm như thế là rất ít, ở mức độ nhẹ sẽ phạt riêng lẻ các URL khác nhau.

 + Nội dung tiêu đề và thẻ meta description khác với nội dung website

  • Google có sự so sánh từ khóa giữa title và description so với nội dung xem có hợp lý không ? Lỗi này thường ít mắc phải vì các SEOer thường tối ưu từ khóa ở khắp nơi: title, description, nội dung…
  • Những yếu tố để google xách định nội dung chất lượng:

+ Tỷ lệ thoát cao (Bounce rate)

Là thuật ngữ chỉ người dùng chỉ vào một page duy nhất rồi thoát ra trong một thời gian ngắn và không có thao thác trên website. Tỷ lệ thoát được tính như sau : tổng số người thoát / tổng số trang. Đây là yếu quan trọng để Google Panda đánh giá chất lượng nội dung của bạn.

+ Tỷ lệ % người dùng quay lại thấp

Không bao giờ google đánh giá cao website mà người dùng chỉ vào một lần rồi lãng quên. Bạn hãy xây dựng nội dung chất lượng và thường xuyên cập nhập nội dung mới để thu hút người dùng quay trở lại website.

+ Tỷ lệ % người dùng click trên thứ hạng tìm kiếm thấp

Bạn hãy tối ưu thẻ title và description thật tốt để thu hút click trên trên thứ hạng kết quả tìm kiếm.

+  Thời gian khách truy cập trên website

Bằng việc tạo ra nhiều nội dung dài, liên quan và tính năng hữu ích cho người dùng thì bạn sẽ điều hướng giữ được chân người dùng khá lâu trong trong website.

+  bình luận, đánh giá:

Hãy tạo tính năng comment cho website, bạn sẽ có những phản hồi của độc giả để nâng cao chất lượng của nội dung và mặc khác thì google sẽ nhận thấy các thao tác trên website từ đó đánh giá khá cao website của bạn.

  • Các thủ thuật phòng chống Google Panda:

+ Tự tạo ra nội dung “độc”

Đây là cách tốt nhất để bạn có thứ hạng bền vững trên top của kết quả tìm kiếm. Google luôn ưu tiên nhưng website có nội dung “độc”.

+ Thường xuyên cập nhập nội dung website

Nội dung liên quan luôn luôn được cập nhập sẽ làm cho website của bạn được google index nhanh hơn và sớm có thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

+ Tránh nội dung bị trùng lặp

* Sử dụng thẻ rel=”canonical”

< link rel= ” canonical ” href=”URL-goc” / >

* Redirect 301 cho nội dung trùng lặp

Nhưng URL nào bị trùng và không cần thiết bạn nên xóa bỏ và sử dụng câu lênh redirect 301 trên file .htaccess.

Redirect 301 /url-ko-can-thiet http://domain.com/url-muon-chuyen-den

+ Nội dung tự nhiên

Đừng nghĩ rằng bạn viết nội dung cho google mà bạn viết cho người dùng. Thực tế google không thể hiểu nổi ngôn ngữ của bạn nhưng google sẽ dựa vào các phản ứng của người dùng để đánh giá những gì bạn viết . Chỉ cần 1 số thông số như tỷ lệ CTR (số nhấp chuột/số lần hiển thị), tỷ lệ thoát, thời gian trên website… là có thể đánh giá được chất lượng website của bạn.

+  Đa dạng từ khóa trong nội dung

Để tăng tính tự nhiên cho nội dung bạn cần phối hợp tự nhiên giữa từ khóa chính và từ khóa phụ trong bài viết . Ngoài ra bạn cần kết hợp sử dụng các anchortext (internal link) để điều hướng người dùng sang những nội dung liên quan.

Sử dụng đối thủ để gia tăng nguồn xây dựng liên kết.

  • Nếu đã dùng hết các kênh xây dựng backlink như đã biết mà bạn vẫn thấy chưa đủ, hoặc trước khi làm gì về lĩnh vực gì thì bạn sẽ tìm hiểu về lĩnh vực đó, đối thủ hơn mình họ đã làm thế nào. Website của bạn là người đi sau thì bạn cần quan sát, phân tích người đi trước đã làm gì, có những backlink nào thì mình cũng cố gắng tạo được những backlink đó và làm tốt hơn.
  • Có thể kiểm tra bằng ahref hoặc một số công cụ kiểm tra backlink khác:

Sử dụng công cụ theo dõi liên kết tốt nhất hiện nay là Ahrefs , công cụ này rất tốt tuy nhiên khuyết điểm là phí duy trì hàng tháng khá cao không phù hợp với đa số SEOer Việt Nam. Nếu công ty, dịch vụ của bạn có ngân sách thoải mái thì nên đầu tư.

Các kênh xây dựng liên kết giúp đa dạng link cho website.

Hiện nay mọi người chỉ chú trọng vào việc xây dựng liên kết theo mô hình này, mô hình kia, rất cao siêu, dễ gây nản, gây ngán cho seoer mới. Mà nếu ai ai cũng áp dụng các mô hình đó thì việc làm SEO sẽ mất đi sáng tạo, nâng cao kiến thức SEO Offpage qua các nghiên cứu chuyên sâu về mô hình đi Backlinks là điều tất nhiên. Nhưng các bạn hãy kiếm những nguồn kênh xây dựng liên kết khác nhau tạo sự đa dạng tự nhiên tùy vào điểm mạnh – yếu của bản thân.

  1. Nghiên cứu chuyên sâu: đăng tải những bài viết chuyên sâu về lĩnh vực của website, những bài thống kê, hướng dẫn, báo cáo số liệu thực tế trong ngành.
  2. Chủ đề gây tranh luận: bạn càng sáng tạo nghĩ ra nhiều chủ đề gây tranh luận ở lĩnh vực của mình, sẽ thu hút nhiều traffic, liên kết tự nhiên từ việc share, comment và truy cập vào trang của bạn.
  3. Danh bạ website: Bạn chỉ cần lên google gõ từ khóa “danh bạ website” là sẽ ra 1 số trang web để bạn đăng ký website doanh nghiệp mình vào, đăng ký tài khoản điền vài thông tin cơ bản mà website yêu cầu rồi submit đường link trang web của bạn là xong. Đây là một dạng backlink khá tốt, không bị google đánh giá là spam.
  4. Đăng bình luận ở Blog, diễn đàn: Hình thức này rất tốt, tuy nhiên bạn nên kiếm những diễn đàn liên quan và phải đi ít nếu không muốn bị google để ý hoặc chủ diễn đàn xóa vì spam
  5. Tạo link Profile: Hiện nay các trang diễn đàn đều cho phép bạn tạo tài khoản và nhập thông tin cá nhân. Ở trang thông tin Profile có mục website, bạn có thể điền URL website của mình vào để có được backlink Profile.
  6. Viết bài PR báo chí, quảng cáo: Hình thức này cần ngân sách khá. Để mua được một vị trí tốt và nội dung vừa đủ chất lượng để đăng tải lên các trang báo chí có lượng truy cập cao. Bạn có thể cân nhắc cần đầu tư cho chiến dịch SEO của mình hay không.
  7. Website miễn phí blog, wordpress, google site: Hình thức xây dựng liên kết từ web 2.0 có chỉ số cao rất phổ biến hiện nay. Với các mã nguồn cho phép bạn tạo website miễn phí, giao diện dễ sử dụng như WordPress.com, Blogger.com..v.v.. công việc của bạn chỉ còn là xây dựng nội dung chất lượng và chèn liên kết khéo léo về trang cần SEO của mình.